Ưu đãi tháng 11: Nhổ 01 răng khôn bất kỳ miễn phí

Bọc răng sứ có đau không? Có phải mài răng không

Nhiều người thắc mắc bọc răng sứ có đau không thì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, kỹ thuật thực hiện… Bên cạnh đó, có rất nhiều phương pháp giảm đau hiệu quả như sử dụng thuốc giảm đau, chăm sóc răng đúng cách… Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Bọc răng sứ có đau không là câu hỏi của không ít người với mong muốn

Bọc răng sứ có đau không?

Để giải đáp cho câu hỏi bọc răng sứ có đau không là: trong hầu hết các trường hợp, bọc răng sứ không gây đau.

bọc răng sứ có đau không

Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm có thể khác nhau tùy theo từng người:

  • Trong quá trình mài cùi răng: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ, giúp bạn không cảm thấy đau đớn.
  • Sau khi gắn mão răng tạm thời: Có thể xuất hiện cảm giác ê buốt nhẹ, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Sau khi gắn mão răng vĩnh viễn: Một số người có thể cảm thấy hơi nhạy cảm trong vài ngày đầu, nhưng đây là điều bình thường và sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, cảm giác ê nhức nhẹ có thể xuất hiện sau khi thuốc tê hết tác dụng. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết sau vài ngày. Để đảm bảo quá trình bọc răng sứ diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao.

Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có đau không?

Bên cạnh đó bọc lại răng sứ có đau không cũng được nhiều người quan tâm. Sự thật là tháo ra và bọc lại răng sứ lần 2 sẽ không gây đau nhức, ê buốt hay khó chịu cho bệnh nhân. Bởi lẽ trước khi thực hiện, bệnh nhân đã được tiêm thuốc tê đồng thời không cần phải mài thêm răng thật như lần đầu tiên.

5 yếu tố quyết định bọc răng sứ có đau không

Dưới đây là 5 yếu tố quyết định bọc răng sứ có đau hay không mà bạn cần lưu ý.

1. Tình trạng răng miệng của bệnh nhân

Làm răng sứ có khó chịu không còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn đang bị viêm nướu, sâu răng hay tổn thương chân răng, quá trình bọc răng sứ sẽ đau đớn và khó chịu hơn. Do đó, bạn cần điều trị dứt điểm những bệnh lý này trước khi tiến hành bọc sứ để hạn chế cơn đau cũng như tránh gây viêm nhiễm, biến chứng.

2. Tay nghề của bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình từ mài răng đến lắp mão sứ. Kỹ thuật mài răng đúng tỷ lệ cũng giúp bảo vệ ngà và tủy răng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng sứ, mang lại cảm giác thoải mái khi ăn uống và giao tiếp. Bọc sứ được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao và thiết bị hiện đại, sẽ đảm bảo răng sứ sát khít, chuẩn khớp cắn, không gây cộm và đau đớn.

Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình từ mài răng đến lắp mão sứ

3. Máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu

Máy móc, thiết bị không đảm bảo là yếu tố gây ra nhiều vấn đề khi bọc răng sứ. Nếu các thiết bị, dụng cụ nha khoa không đảm bảo chất lượng, việc xác định vấn đề của răng sẽ không chính xác, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Khi mài răng, nếu dụng cụ không đảm bảo cũng có thể gây ra lực tác động không ổn định lên răng, khiến người bệnh đau nhức và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như hiệu quả của việc phục hình răng sứ.

4. Chất liệu răng sứ kém

Sử dụng răng sứ kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm răng sứ bị đau. Vì khi bọc sứ, nướu sẽ dễ bị kích ứng hoặc không khớp với răng thật. Từ đó gây đau hoặc khó chịu khi ăn nhai. Do đó, bạn cần chọn loại răng sứ chất lượng chất lượng để hạn chế ê buốt, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

5. Chế độ ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến làm lại răng sứ có đau không. Sau khi bọc răng sứ, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế các loại thức ăn quá cứng, dai hoặc uống đồ uống quá nóng hoặc lạnh. Không nên sử dụng các chất kích thích vì chúng sẽ làm bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn.

Sau khi bọc răng sứ, bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, dai

Sau khi bọc răng sứ, bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, dai

Phương pháp giảm đau sau khi bọc răng sứ

Nếu bị đau nhức sau khi bọc răng sứ, bạn có thể thực hiện những phương pháp giảm đau sau:
Sử dụng thuốc giảm đau: Ibuprofen hay Acetaminophen là các loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp đau nhức răng.

  • Chườm đá lạnh: Chườm lạnh gần vùng răng bị đau để giảm đau tạm thời, lưu ý không chườm trực tiếp lên răng sứ vì có thể làm tăng cảm giác đau nhức.
  • Súc miệng bằng nước muối: Pha 2 thìa muối tinh vào nước ấm để súc miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch răng miệng, hỗ trợ giảm đau.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu đau nhức kéo dài do lệch khớp cắn hoặc bọc sứ không đúng kỹ thuật bạn cần đến nha khoa để bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh hoặc thay mão răng sứ càng sớm càng tốt

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi bọc răng sứ có đau không. Mặc dù bọc răng sứ gây cảm giác ê buốt hoặc đau nhẹ sau khi thực hiện nhưng có nhiều phương pháp giảm đau hiệu quả như sử dụng thuốc giảm đau, chăm sóc răng đúng cách… Để trải nghiệm bọc sứ an toàn và hiệu quả, hãy đến ngay Nha khoa Shinbi. Liên hệ ngay để được tư vấn!

liên hệ hotline

bs

    Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

    Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

    x