Nguyên nhân dẫn đến đau răng
Đau răng có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có các nguyên nhân chính như:
-
Bạn đang mọc răng, đặc biệt là mọc răng khôn. Khi chiếc răng này mọc lên thì cảm giác đau, sưng đỏ sẽ xảy ra ở vùng mô cuối cùng hàm và phần má.
-
Bạn bị viêm lợi, viêm chân răng.
-
Sưng lợi và viêm do thức ăn mắc vào lợi không được làm sạch.
-
Vì một lý do nào đó khiến bạn phải nhổ răng, hoặc răng khôn mọc lệch và tình trạng đau vẫn còn sau khi nhổ chiếc răng này.
-
Chấn thương do va đập khiến răng bị đau, sưng.
-
Đau răng sau khi cấy ghép hoặc trồng răng, dán răng sứ, trong quá trình niềng răng.
-
Đau ê buốt sau khi điều trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, lấy cao răng.
7 Cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả
Sau khi hiểu nguyên nhân dẫn đến đau răng, bạn có thể tham khảo các cách giảm đau răng dưới đây để giảm bớt tình trạng đau. Cụ thể:
Cách 1: Súc miệng bằng nước muối biển
Nước muối biển giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn giúp bạn giảm tình trạng đau đáng kể.
Bạn có thể mua loại nước muối y tế này ở các quầy thuốc hoặc tự pha tại nhà. Công thức pha muối biển tại nhà: 1 thìa cà phê muối + 500ml nước tinh khiết đã đun sôi để nguôi.
Cách 2: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Khi bạn đau răng các bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng Acetaminophen cho trẻ em, đối với người lớn thì hãy dùng thuốc không kê đơn như Ibuprofen hoặc Naproxen loại 1g. Bạn cần hỏi kỹ các bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Cách 3: Sử dụng nước Oxy già được pha loãng
Để thay thế cho nước muối, bạn có thể mua loại nước oxy già ở các hiệu thuốc loại 3%, sau đó về pha loãng với nước tinh khiết đã đun sôi với tỉ lệ 50:50. Súc miệng khoảng 2 phút rồi nhổ đi. Tuyệt đối không được nuốt dung dịch này.
Cách 4: Chườm lạnh ở phần má và vùng đầu ngón tay
Nếu bạn đang bị đau răng cấp tính khiến phần má bị sưng thì bạn có thể chườm lạnh. Nhiệt độ thấp giúp giảm lượng máu đến phần bị sưng và làm tê vùng đau, giúp bạn giảm đau cục bộ.
Theo các nhà khoa học, việc sử dụng đá lạnh chườm vào đầu ngón tay ở cùng phía với răng bị đau khoảng 7 phút cho đến khi vùng đầu ngón tay hết tê, điều này giúp ngăn các tín hiệu đau đến não, từ đó giúp bạn giảm đau trong ngắn hạn.
Cách 5: Thuốc gây tê không kê đơn (chỉ dùng ngắn hạn)
Bôi trực tiếp các loại gel và chất lỏng giảm đau này lên chỗ răng bị đau và vùng lợi lân cận. Các loại thuốc tê có chứa thành phần Benzocaine, chất này sẽ làm tê miệng bạn trong một thời gian ngắn, và khuyến cáo là bạn chỉ nên dùng trong ngắn hạn.
Bạn cũng cần phải hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này về cách dùng và liều lượng.
Cách 6: Sử dụng tinh dầu đinh hương
Trong dầu đinh hương có chứa thành phần Eugenol, đây là thành phần gây tê tự nhiên giúp bạn tạm thời giảm được cơn đau răng. Bạn chà trực tiếp lên vùng bị đau, hoặc thấm một miếng bông khoảng 2 giọt dầu và đặt lên vùng bị đau khoảng 30 phút cho đến khi tình trạng đau giảm dần.
Cách 7: Sử dụng thảo dược giảm đau
Ngoài các cách trên bạn có thể sử dụng một trong các loại thảo dược dưới đây giúp bạn giảm đau răng hiệu quả.
-
Sử dụng Tỏi. Giã nát 1 miếng tỏi và đắp lên răng bị đau. Tỏi chứa allicin, một chất lỏng nhờn có thể chống lại cơn đau viêm tự nhiên khá tốt.
-
Nước tía tô. Tía tô có nhiều công dụng điều trị bệnh, chống viêm khá tốt. Bạn lấy lá tía tô rửa sạch rồi giã lấy nước, sử dụng loại nước này chấm lên răng hàng ngày.
-
Trà bạc hà. Một túi trà bạc hà mát lạnh có thể làm dịu răng và nướu bị đau của bạn.
-
Sử dụng lá Ổi. Trong lá ổi chứa nhiều thành phần chống viêm khá tốt, bạn lấy lá ổi giã nát rồi lấy nước đắp lên phần răng bị đau.
Lời kết
Trên đây là 7 cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.
Tình trạng đau răng quá mức xảy ra sau 2 ngày thì chúng tôi khuyên bạn nên đi khám để bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Nếu bạn cần tư vấn để khắc phục tình trạng đau răng thì hãy gọi cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên tư vấn có chuyên môn giỏi luôn sẵn sàng giúp bạn.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1900 0215 Hoặc 0988 001 889
Fanpage Facebook: facebook.com/Shinbi.Dental.Offical
Tác giả: Viện nha khoa Shinbi