Bệnh nha chu: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Bệnh nha chu là một trong những bệnh răng miệng phổ biến gây ảnh hưởng tới mô xung quanh, vậy dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Để giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý nha chu, dưới đây sẽ là khái niệm, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và một số thông tin liên quan tới bệnh nha chu.

Bệnh nha chu là gì?

Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng của nướu răng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi quanh răng gây ra. Khi các vi khuẩn này sinh sôi, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm quanh chân răng.

bệnh nha chu

Khi bệnh tiến triển, nó có thể gây tổn hại cho xương và răng. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến mất răng và làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách, viêm nha chu có thể được điều trị khỏi.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu

Bên cạnh những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý nha chu chúng tôi liệt kê trên đây thì còn các yếu tố gây bệnh như:

  • Viêm lợi.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.
  • Hút thuốc lá.
  • Sự thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ hoặc mãn kinh.
  • Sử dụng ma túy, cần sa hoặc thuốc lá điện tử.
  • Chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu vitamin C.
  • Yếu tố di truyền.
  • Một số loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu.
  • Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, như bạch cầu, HIV/AIDS hoặc điều trị ung thư.
  • Một số bệnh lý khác như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn.

Dấu hiệu bị nha chu

Để nhận biết viêm nha chu, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:

  • Nướu bị sưng húp hoặc sưng đỏ.
  • Nướu chuyển màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí là tím sẫm.
  • Khi chạm vào cảm giác mềm hơn bình thường.
  • Khi đánh răng hoặc chải răng, nướu dễ chảy máu.
  • Miệng hôi kéo dài.
  • Giữa răng và nướu xuất hiện mủ.
  • Răng bị lung lay hoặc mất răng.
  • Đau răng khi nhai thức ăn.
  • Các răng có sự thay đổi về khoảng cách.
  • Tụt nướu.

Nguyên nhân bị nha chu

Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và nướu. Dưới đây là một số yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ dẫn đến sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn, gây viêm nhiễm nướu.
  • Hút thuốc làm giảm khả năng tự chữa lành của nướu, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nha chu.
  • Một số người có thể có nguy cơ cao hơn mắc viêm nha chu do yếu tố di truyền.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc người đang ở giai đoạn mãn kinh có thể dễ bị viêm nha chu do sự thay đổi hormone.
  • Bệnh lý nền: Các bệnh như tiểu đường, loãng xương và bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu.
  • Stress: Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại các nhiễm trùng, bao gồm cả viêm nha chu.
  • Dinh dưỡng kém: Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C, có thể làm giảm khả năng bảo vệ của nướu răng.
  • Răng mọc lệch hoặc không đều: Răng không đều khiến cho việc làm sạch răng miệng trở nên khó khăn, dẫn đến sự tích tụ mảng bám vi khuẩn và nguy cơ viêm nha chu cao hơn.

Cách điều trị bệnh nha chu

Các phương pháp điều trị bệnh nha chu hiện nay gồm có điều trị khẩn cấp, điều trị không phẫu thuật, điều trị phẫu thuật và điều trị duy trì. Mỗi cách thức điều trị sẽ có đặc điểm như sau:

1. Điều trị khẩn cấp

Khi phát hiện ổ mủ (áp-xe) ở vùng nướu hoặc niêm mạc do bệnh nha chu, cần áp dụng điều trị khẩn cấp. Ổ áp-xe có thể gây sưng đỏ, đau đớn và làm bệnh nhân khó chịu. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu sẽ:

Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm: Để giảm các triệu chứng sưng, đau và nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm. Những loại thuốc này giúp kiểm soát tạm thời tình trạng nhiễm trùng.

Hút dịch áp-xe: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần phải hút dịch từ ổ áp-xe để giảm áp lực và đau đớn.

Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp chỉ mang tính tạm thời và không giải quyết tận gốc vấn đề. Bệnh nha chu có thể chuyển sang trạng thái mãn tính, với các đợt viêm cấp tính tái phát theo chu kỳ nếu không được điều trị triệt để.

2. Điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật thường hiệu quả với bệnh nha chu nhẹ đến trung bình. Những phương pháp này bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Bác sĩ nha khoa có thể kê thuốc kháng sinh uống hoặc sử dụng kháng sinh trực tiếp dưới nướu để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Cạo vôi và làm sạch gốc răng: Đây là quy trình quan trọng nhằm loại bỏ mảng bám và vi khuẩn ẩn sâu dưới nướu. Các bước bao gồm:

Cạo vôi răng: Loại bỏ mảng bám và cao răng trên bề mặt răng và dưới nướu.

Làm sạch gốc răng: Làm nhẵn bề mặt chân răng, giúp ngăn chặn sự hình thành mảng bám mới và sự tích tụ vi khuẩn.

Gây tê cục bộ: Để giảm đau trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng nướu.

Tái khám: Sau khoảng 1 tháng từ quá trình cạo vôi, người bệnh cần tái khám để kiểm tra tình trạng nướu và đánh giá hiệu quả điều trị.

3. Điều trị phẫu thuật

Khi bệnh nha chu tiến triển nặng hơn và gây mất xương hoặc tụt nướu nghiêm trọng, các phương pháp điều trị phẫu thuật sẽ được cân nhắc:

Phẫu thuật vạt: Bác sĩ nha chu sẽ thực hiện một đường rạch nhỏ theo viền nướu, nhấc mô nướu lên để tiếp cận và làm sạch sâu chân răng. Nếu bệnh nha chu gây mất xương, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại xương trước khi khâu lại mô nướu. Sau khi vết thương lành, việc làm sạch các khu vực quanh răng sẽ dễ dàng hơn, giúp duy trì mô nướu khỏe mạnh.

Ghép xương: Trong trường hợp mất xương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị ghép xương. Các loại vật liệu ghép xương có thể bao gồm xương của chính người bệnh, xương được hiến tặng hoặc vật liệu tổng hợp. Mảnh ghép giúp hỗ trợ việc phát triển xương mới, giảm nguy cơ nhiễm trùng và mất răng trong tương lai.

Tái tạo mô có hướng dẫn: Phương pháp này giúp tái tạo lại xương bị phá hủy. Bác sĩ sẽ đặt một màng sinh học đặc biệt giữa xương hiện có và răng, nhằm giữ các mô mềm không xâm nhập và kích thích sự phát triển của xương mới.

Ghép nướu: Khi nướu bị tụt và làm lộ chân răng, bác sĩ có thể đề xuất ghép nướu. Trong quá trình này, mô ghép sẽ được lấy từ vòm miệng của người bệnh hoặc từ nguồn khác (như ngân hàng mô). Mảnh ghép sẽ được đặt vào xung quanh răng bị ảnh hưởng và khâu lại để che lấp chân răng lộ, cải thiện thẩm mỹ và giảm nguy cơ tụt nướu.

4. Điều trị duy trì

Sau khi đã thực hiện các phương pháp điều trị tích cực và bệnh nha chu đạt được tình trạng ổn định, việc duy trì chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát bệnh:

Thăm khám định kỳ: Người bệnh nên thường xuyên thăm khám nha khoa để theo dõi sức khỏe của nướu và răng, từ đó phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ tái phát.

Vệ sinh răng miệng: Duy trì việc vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, bao gồm đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn.

Việc điều trị duy trì giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh nha chu.

Cách phòng bệnh nha chu

Bệnh nha chu hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua chăm sóc vệ sinh răng miệng và khám nha khoa định kỳ.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng: Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa.

Khám nha khoa định kỳ: Gặp bác sĩ nha khoa 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện sớm bệnh lý răng miệng.

Điều trị bệnh lý nha chu ở Shinbi Dental

Để điều trị dứt điểm bệnh lý nha chu, bạn nên chọn những phòng khám uy tín, chất lượng như Shinbi Dental. Đơn vị đã hoạt động hơn 17 năm và có giấy phép hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Các dịch vụ của chúng tôi đều đã được kiểm duyệt đảm chuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe 100%.

Tới với phòng khám, bạn sẽ được bác sĩ của chúng tôi trực tiếp điều trị nha chu. Toàn bộ dụng cụ và máy móc được dùng trong quá trình điều trị là hàng nhập khẩu chính hãng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Bởi vậy, thời gian điều trị được rút ngắn lại, sau điều trị, khách hàng gần như không gặp bất kỳ biến chứng răng miệng nào.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp khái niệm, dấu hiệu nhận biết, các giai đoạn, quy trình và những thông tin khác liên quan tới bệnh lý nha chu. Để phòng tránh bệnh này, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách và đi khám nha khoa định kỳ. Để tránh bệnh tái diễn, bạn cần tránh xa rượu bia, thuốc lá.

x