Bệnh răng miệng phổ biến như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh răng miệng là trong số những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017 ước tính rằng khoảng 3,5 tỷ người bị rối loạn răng miệng. Trong số này, sâu răng là phổ biến nhất.
Các vấn đề về răng miệng bao gồm sâu răng, mòn răng, nhiễm trùng lợi và viêm chân răng, viêm tủy. Các bệnh này gây đau và khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, sinh hoạt cũng như tác động tiêu cực đến tính thẩm mỹ của hàm răng.
Triệu chứng cho biết bạn đang mắc bệnh răng miệng
Mỗi loại bệnh có các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng phổ biến về vấn đề răng miệng bao gồm:
-
Đau răng kéo dài trên 1 ngày.
-
Nhạy cảm với thức ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng.
-
Răng bị lung lay.
-
Đau đột ngột khi ăn thức ăn lạnh hoặc uống nước ngọt.
-
Răng thay đổi màu sắc hoặc hình dạng.
-
Răng bị mòn, xuất hiện lỗ, vết nứt hoặc bị sứt mẻ.
-
Chảy máu chân răng hoặc sưng đau, đỏ lợi.
-
Vùng má bị sưng.
-
Hàm răng bị lệch lạc, khấp khểnh.
Các bệnh răng miệng thường gặp và giải pháp điều trị
Dưới đây là danh sách các vấn đề răng miệng phổ biến, nguyên nhân và các giải pháp điều trị.
-
Sâu răng
Sâu răng phát triển khi vi khuẩn ăn mòn men răng tạo thành 1 lỗ trên răng, lỗ hình thành nếu không được trám lại sẽ là chỗ cho vi khuẩn trú ngụ và là nơi thức ăn rơi vào khó làm sạch. Sâu răng lâu dần nếu không được điều trị sẽ khiến vi khuẩn tiến sâu vào lớp ngà gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn đồ lạnh hoặc nóng, sau đó vi khuẩn sẽ tiếp tục ăn sâu vào lớp tủy gây sưng viêm tủy răng.
Hiện nay, theo thống kê của CDC Việt Nam cho thấy, Cứ 10 người thì có đến 8 người bị sâu răng ở mức nặng hoặc nhẹ.
Mọi người có thể ngăn ngừa sâu răng bằng cách:
-
Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
-
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày sau khi ăn.
-
Hạn chế ăn vặt và uống các loại nước ngọt.
-
Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sâu răng sớm và tiến hành trám lại các lỗ sâu răng, ngăn ngừa tiến triển thêm.
-
Viêm lợi
Viêm lợi xảy ra khi mảng bám tích tụ ở xung quanh răng và làm nhiễm trùng lợi, gây kích ứng và sưng tấy. Viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây chảy máu chân răng, đau khi nhai, tụt lợi và nặng nhất là mất răng.
Cao răng bám quá nhiều dưới chân răng là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta bị viêm lợi. Vậy nên bạn cần phải đi lấy cao răng ngay lập tức và uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê để điều trị viêm lợi.
Trong trường hợp viêm lợi kéo dài dẫn đến viêm nha chu, nếu không điều trị kịp thời có thể bạn phải phẫu thuật cắt bớt mô lợi và xương răng. Quá trình điều trị này có thể kéo dài tới vài tháng.
-
Mòn răng
Tương tự như sâu răng, xói mòn răng xảy ra khi các axit trong thức ăn làm mòn men răng. Các loại thức ăn như nước ngọt, ăn quá nhiều đường, các loại hoa quả quá chua có thể thúc đẩy quá trình ăn mòn răng.
Khi bạn uống nước quá ít cũng dẫn đến tình trạng răng bị mòn do lượng axit còn dư thừa trong miệng không được hòa tan.
Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm trên, đồng thời uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là sau khi ăn. Cố gắng tránh tình trạng trào ngược axit dạ dày dẫn đến răng bị bào mòn.
Tình trạng mòn răng không thể điều trị tại nhà mà bạn cần phải đến các cơ sở nha khoa để điều trị. Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp dán sứ hoặc bọc sứ để khắc phục tình trạng mòn răng này.
Tìm hiểu dịch vụ dán sứ không mài mòn của chúng tôi: tại đây
-
Răng bị nứt hoặc sứt mẻ
Răng bị nứt hoặc sứt mẻ cũng là một loại bệnh phổ biến của răng do tác động của ngoại lực hoặc do bệnh nghiến răng khi ngủ. Khi bạn có thói quen ăn đồ cứng như kẹo cứng, bật nắp chai bia bằng răng cũng có nguy cơ gây sứt mẻ răng.
Sứt mẻ răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc có các triệu chứng sau:
-
Nhạy cảm đột ngột với nhiệt độ nóng và lạnh.
-
Đau răng đột ngột không rõ nguyên nhân.
-
Đau răng khi nhai.
Bạn cần đi khám răng để các bác sĩ có thể biến chính xác răng bạn bị sứt mẻ ở mức nào, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể.
Phương pháp điều trị răng bị nứt hoặc sứt mẻ khác nhau tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ bác sĩ có thể trám răng, nếu nặng có thể phải tiến hành dán răng sứ hoặc bọc răng sứ để bảo vệ chiếc răng gốc không tổn thương thêm và giảm đau trong quá trình ăn uống.
-
Ê buốt răng
Ê buốt răng là do lớp men răng bên ngoài đã bị mất gây hở lớp ngà bên trong và khiến răng nhạy cảm hơn. Vì lớp ngà ở gần với các dây thần kinh nên mỗi khi ăn đồ nóng lạnh là chúng ta sẽ bị ê buốt.
Các bác sĩ có thể trám 1 lớp ở bề mặt răng để bảo vệ lớp ngà hoặc dùng phương pháp dán sứ để điều trị triệt để tình trạng này.
-
Răng khấp khểnh, không đều hoặc răng hô, móm
Có nhiều nguyên nhân và thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến răng bị lệch lạc, khấp khểnh, hô hoặc móm. Tình trạng này không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc bạn phải đến các cơ sở nha khoa để tiến hành điều trị.
Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:
-
Niềng răng.
-
Cấy ghép implant thay thế răng thừa hoặc quá lệch khỏi cung hàm.
Tìm hiểu dịch vụ cấy ghép implant của chúng tôi: tại đây
Cách chăm sóc để hạn chế các bệnh răng miệng xảy ra
Vệ sinh đúng cách và ăn uống khoa học là rất quan trọng giúp bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Các lời khuyên bao gồm:
-
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluor.
-
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày hoặc máy tăm nước.
-
Hạn chế ăn đường, các loại nước ngọt giải khát.
-
Từ bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia.
-
Khám răng định kỳ 6 tháng /1 lần.
-
Uống đầy đủ nước 2 lít mỗi ngày.
-
Sử dụng các dụng cụ bảo hộ để ngăn ngừa các chấn thương trong vận động và làm việc.
Lời kết
Bệnh răng miệng xảy ra không chỉ khiến chúng ta đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây mất thẩm mỹ nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy bạn nên chú ý mỗi khi răng miệng gặp vấn đề và đi khám thường xuyên.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để khám răng thì hãy đến với chúng tôi. Shinbi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1900 0215 Hoặc 0988 001 889
Fanpage Facebook: facebook.com/Shinbi.Dental.Offical
Tác giả: Viện nha khoa thẩm mỹ Shinbi