Độ tuổi bọc răng sứ lý tưởng dành cho trẻ em, người lớn

Độ tuổi bọc răng sứ là bao nhiêu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thông thương, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và quyết định xem có nên bọc răng sứ hay không chứ không phải cứ đủ tuổi là có thể thực hiện phương pháp này. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Shinbi Dental theo dõi bài viết dưới đây.

Bao nhiêu tuổi có thể làm răng sứ?

Độ tuổi bọc răng sứ sẽ là một trong các yếu tố quyết định thành công của ca thẩm mỹ. Lý do là vì quá trình mọc răng ở từng độ tuổi là khác nhau mà điều kiện để bọc răng sứ chính là phải bọc trên răng vĩnh viễn.

Độ tuổi bọc răng sứ tốt nhất là từ đủ 18 tuổi trở lên

Độ tuổi bọc răng sứ tốt nhất là từ đủ 18 tuổi trở lên

Vậy bao nhiêu tuổi được bọc răng sứ? Độ tuổi bọc răng sứ tốt nhất là từ đủ 18 tuổi trở lên. Lúc này, răng vĩnh viễn đã mọc hoàn thiện, cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định nên việc phục hình răng sẽ không ảnh hưởng tới cấu trúc răng hàm.

Một câu hỏi khác được nhiều phụ huynh quan tâm là trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể bọc răng sứ? Trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị sâu răng nặng thì bác sĩ sẽ khám và quyết định có nên nhổ bỏ răng không. Trong trường hợp phải nhổ răng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế để tư vấn cha mẹ nên bọc cầu răng sứ hoặc cắm Implant cho con.

Những trường hợp nào nên thực hiện bọc răng sứ?

Ngoài độ tuổi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng miệng để tư vấn có nên bọc răng sứ hay không. Những đối tượng được khuyến khích bọc răng đó là:

Bị sâu răng

Đối với răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ gợi ý điều trị bằng cách bọc sứ để không làm ảnh hưởng tới răng xung quanh. Còn nếu răng sâu nặng sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ và lắp cầu răng sứ.

Ngoài ra, những đối tượng cần loại bỏ tủy răng thường bị sâu răng hoặc viêm tủy. Sau khi loại bỏ tủy, mạch máu và dây thần kinh tại vị trí răng đó cũng được loại bỏ theo. Bởi vậy, để bảo vệ răng, bác sĩ sẽ tư vấn bọc răng sứ để tránh tiêu xương, hạn chế răng gốc bị nhiễm màu và giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng.

Răng sâu nhẹ nên bọc răng sứ

Răng sâu nhẹ nên bọc răng sứ

2.2. Bọc sứ cho răng không đều

Răng không đều sẽ khiến bạn trở nên kém duyên và mất tự tin khi giao tiếp. Với những trường hợp răng không đều nhẹ có thể cải thiện khuyết điểm bằng cách bọc răng sứ thẩm mỹ.

Răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mà còn khiến việc ăn nhai gặp khó khăn. Trong quá trình bọc sứ cho răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh hình dáng, vị trí răng và tạo khớp cắn chuẩn xác cho phép bạn ăn nhai thuận lợi hơn.

2.3. Răng bị gãy vỡ ít

Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ do ăn đồ cứng, tai nạn hoặc chấn thương được khuyến khích bọc răng sứ. Phương pháp phục hình thẩm mỹ này sẽ bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại tấn công.

Bọc răng sứ cho răng gãy vỡ ít

Bọc răng sứ cho răng gãy vỡ ít

2.4. Bọc răng sứ cho răng bị ố vàng, nhiễm màu nặng

Thói quen uống cà phê, nước chè, hút thuốc hoặc dùng các thực phẩm đậm màu sẽ khiến răng bị ố vàng. Tình trạng này cũng có thể tới từ việc dùng một số loại thuốc kháng sinh. Với những đối tượng thuộc độ tuổi bọc răng sứ có thể áp dụng hình thức này để cải thiện thẩm mỹ của răng.

2.5. Bọc răng sứ cho răng thưa, hở kẽ

Răng thưa và hở kẽ sẽ làm thức ăn dễ mắc vào đây khiến việc vệ sinh khó khăn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi miệng. Cách xử lý đơn giản nhất là bọc sứ cho răng.

Răng thưa nhẹ nên bọc sứ

Răng thưa nhẹ nên bọc sứ

3. Những trường hợp không nên thực hiện bọc răng sứ

Độ tuổi làm răng sứ là từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng nếu bạn thuộc một trong những nhóm sau đây sẽ không thể thực hiện được kỹ thuật này:

3.1. Hàm hô, móm

Dù bạn đảm bảo độ tuổi bọc răng sứ nhưng hàm hô, móm nặng hoặc lệch khớp cắn nhiều thì không thể bọc răng sứ. Giải pháp tốt nhất là nên niềng răng chỉnh nha để cho răng vào đúng vị trí. Sau đó, bạn có thể thực hiện bọc sứ cho răng để cải thiện thẩm mỹ.

3.2. Răng mọc chen chúc, không đều

Những trường hợp răng mọc chen chúc, không đều có thể tới từ di truyền hoặc tới từ thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng nặng, bạn không thể bọc răng sứ mà cần niềng răng chỉnh nha. Sau khi răng về đúng vị trí thì có thể bọc răng sứ để cải thiện màu sắc và hình dáng răng. Đối với răng bị sai lệch khớp nặng do lệch cấu trúc hàm cũng nhận được lời khuyên tương tự.

Không bọc răng sứ cho răng chen chúc

Không bọc răng sứ cho răng chen chúc

3.3. Răng bị bệnh lý răng miệng

Những bệnh lý răng miệng phổ biến đó là viêm lợi, viêm nha chu, hoại tử tủy răng,… Với những trường hợp này dù thuộc độ tuổi bọc răng sứ cũng sẽ được bác sĩ khuyên không nên bọc răng.

Nếu cố tình thực hiện, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào bên trong gây viêm, áp xe, nặng hơn là hoại tử tủy răng và một số biến chứng khác. Tốt nhất là nên điều trị dứt điểm các bệnh lý trước khi thực hiện bọc sứ cho răng.

3.4. Răng bị ê buốt nhạy cảm

Quá trình bọc răng sứ cần mài răng nên với những người răng bị ê buốt được khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp này. Các biến chứng có thể xảy ra nếu phủ răng sứ trong trường hợp này đó là viêm nướu, chảy máu chân răng và áp xe ổ răng.

Tương tự với răng bị lung lay cũng không được thực hiện bọc răng sứ dù trong độ tuổi thích hợp làm răng sứ. Hậu quả nếu cố tình thực hiện có thể là bạn sẽ bị viêm nha chu, áp xe ổ răng, nặng hơn là mất răng.

Không bọc răng sứ cho răng bị ê buốt

Không bọc răng sứ cho răng bị ê buốt

3.5 Răng bị gãy, bị vỡ do chấn thương

Răng bị gãy, bị vỡ do chấn thương thường có cấu trúc hàm yếu, độ bám dính giữa răng thật và mão sứ giảm đáng kể. Bởi vậy, những đối tượng này cũng thuộc nhóm không nên bọc sứ cho răng.

4. Kết luận

Tóm lại, độ tuổi bọc răng sứ là từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng việc có thực hiện được phương pháp này hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng miệng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tới các đơn vị nha khoa uy tín như Shinbi Dental khám tổng quát răng miệng trước khi quyết định bọc răng. Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt lịch.

liên hệ hotline

x