nieng-rang-mom 1

Phương pháp niềng răng móm và những điều bạn cần biết về răng móm

Răng móm là gì và có mấy loại?

 

Răng móm trong y khoa có tên là khớp cắn ngược. Răng móm biểu hiện rõ nhất khi ở trạng thái nghỉ, hàm trên nằm tụt vào phía trong hàm dưới và khi cười thì bạn chỉ nhìn thấy hàm dưới.

Tình trạng móm gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, thay đổi hình dạng, cảm giác như mặt bị gãy hay còn gọi là mặt lưỡi cày.

Ngoài ra, răng móm cũng gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, ăn uống và sức khỏe răng miệng.

Móm răng được chia ra làm 2 loại:

Móm do răng: Tình trạng này xảy ra khi hàm dưới phát triển ổn định trong khi hàm trên thì kém phát triển hoặc thoái hóa dần khiến răng bị tụt vào phía trong so với răng hàm dưới.

Móm do xương: xảy ra khi xương hàm dưới phát triển nhanh hơn xương hàm trên hoặc tình trạng xương hàm trên bị thoái hóa dẫn đến khớp cắn ngược.

Móm răng nguyên nhân do đâu?

 

Có nhiều nguyên nhân gây móm răng, có thể kể đến như:

 

  • Di truyền: Các thế hệ trước trong gia đình bạn bị móm thì nguy cơ thế hệ sau bị móm là rất cao.

  • Mất răng hàm trên: Nếu răng hàm trên bị mất và bạn không đi cấy ghép sớm thì xương hàm sẽ bị thoái hóa dần gây ra tình trạng hàm trên bị tụt lại phía sau. Nếu bạn lắp răng giả bằng phương pháp cầu răng sứ thì việc thoái hóa xương răng (tiêu xương) cũng không tránh được.

  • Răng cửa hàm trên chậm mọc: Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ khi bé thay răng cửa hàm trên. Nếu không chăm sóc tốt khiến thời gian mọc răng mới diễn ra chậm, hệ quả là chiều dài cung răng bị ngắn lại dẫn đến hàm dưới trượt ra ngoài và gây biến chứng là khớp cắn ngược (móm răng).

  • Thói quen xấu: Trong quá trình sống bạn có những thói quen xấu như ngậm ti giả lúc còn nhỏ, đẩy lưỡi hàm dưới, chống cằm thì cũng có nguy cơ cao bị móm răng. Trẻ nhỏ trong thời gian thay răng vẫn có thói quen ngậm ti giả thì nguy cơ bị móm răng cũng rất cao sau này.

 

Khi nào bạn nên điều trị răng móm?

 

Tình trạng móm răng gây ra rất nhiều bất tiện cũng như ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn điều trị càng sớm càng tốt.

Những hệ quả và biến chứng nếu không điều trị răng móm sớm:

  • Tình trạng biến dạng khuôn mặt ngày càng nặng, mặt bị gãy sẽ nặng hơn gây mất thẩm mỹ.

  • Bạn sẽ mất dần sự tự tin trong giao tiếp xã hội do mặc cảm với hàm răng và khuôn mặt của mình.

  • Việc sai lệch khớp cắn quá lâu nếu không được điều trị khiến tình trạng đau mỏi hàm ngày càng nặng dẫn tới ảnh hưởng khớp thái dương, hậu quả là bạn hay bị đau đầu, nhức mặt, mỏi cổ hay đau tai, mệt mỏi.

  • Âm thanh bạn nói cũng không rõ ràng, không tròn tiếng gây khó nghe cho người đối diện khi giao tiếp.

  • Ngủ ngáy và thở bằng miệng. Vì lý do hàm trên bị tụt lại phía sau lên không gian cho lưỡi bên trong miệng không có nhiều khiến lưỡi tụt về phía họng gây hẹp đường thở và xảy ra tình trạng ngủ ngáy, thở bằng miệng.

Điều trị răng móm bằng niềng răng

 

Điều trị răng bị móm bằng niềng răng chỉ áp dụng khi móm là do răng mọc lệch gây lên. Nếu là do xương thì bạn phải phẫu thuật tạo hình xương hàm để khắc phục tình trạng răng bị móm.

Với tình trạng răng móm nặng thì có 2 phương pháp hiệu quả là niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài kim loại.

Với tình trạng răng móm nhẹ thì ngoài 2 phương pháp trên bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign, đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong niềng răng.

Thời gian điều trị răng móm nặng là khoảng 2 – 3 năm. Còn đối với móm nhẹ thì mất từ 1 – 2 năm.

Lời kết

 

Răng bị móm là tình trạng răng mọc lệch không mong muốn, nó mang lại rất nhiều hệ lụy xấu cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Không chỉ mất thẩm mỹ ở khuôn mặt khiến cho bạn mặc cảm trong giao tiếp, móm răng còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, cũng như việc ăn uống hàng ngày.

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thế nào là móm răng và nguyên nhân dẫn đến móm răng. Hiện nay, niềng răng móm là một trong những giải pháp tốt giúp bạn điều trị khớp cắn ngược, cũng như điều chỉnh hình dáng khuôn mặt.

Khi đã phát hiện răng bị móm bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng không đáng có sau này.

 

Liên hệ với chúng tôi để được điều trị răng móm sớm:

Hotline: 1900 0215 Hoặc 0988 001 889

Fanpage Facebook: facebook.com/Shinbi.Dental.Offical

Tác giả: Nha khoa Shinbi

Comments are closed.