Quy trình dán răng sứ
Để trả lời câu hỏi dán răng sứ có hại không thì chúng ta cần hiểu quy trình dán răng sứ gồm những bước nào và quy trình tiến hành thao tác trên răng ra sao.
Giai đoạn thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng tổng thể hàm răng, đồng thời dựa vào kết quả chụp hình răng thông qua phim X-quang để nắm rõ tình trạng răng của bạn, và sau đó là đưa ra phương pháp dán răng sứ phù hợp.
Vệ sinh răng miệng và lấy cao răng. Bạn cần phải lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo không bị viêm nhiễm trước khi dán sứ.
Tạo nhám bề mặt. Tại bước này các bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp rất mỏng chỉ khoảng 0,3 mm để chuẩn bị cho dán sứ. Còn nếu răng của bạn đều rồi hoặc các tình trạng của răng ở mức nhẹ (bao gồm: răng thưa nhẹ, hô nhẹ, lệch nhẹ…) thì sẽ không phải mài nữa. Việc tạo nhám bề mặt có thể khiến bạn hơi ê buốt 1 chút nhưng cảm giác này không đáng kể.
Lấy dấu răng và tiến hành chế tác mặt sứ. Bước tiếp theo là lấy dấu răng và gửi về phòng thí nghiệm để chế tác mặt răng sứ của bạn. Tại Shinbi công nghệ chế tác luôn đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng cũng như màu sắc tự nhiên của răng sứ.
Đặt mặt sứ lên răng và tinh chỉnh thẩm mỹ. Bước cuối cùng là đặt mặt sứ lên mặt trước của răng, tinh chỉnh làm sao cho răng đều, thằng và sự thoải mái của bạn khi di chuyển hàm răng.
Cuối cùng là dán sứ và hoàn tất quy trình. Sau khi đã căn chỉnh mặt sứ đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành dán răng sứ và hoàn thành quy trình.
Dán răng sứ có hại cho răng không?
Răng của chúng ta được cấu tạo bao gồm 3 lớp: lớp men ngoài cùng, lớp ngà ở giữa và lớp tủy trong cùng. Việc mài nhám răng nghĩa là bác sĩ đang tiến hành loại bỏ một lớp men mỏng phía ngoài cùng. Với tay nghề của bác sĩ có chuyên môn thì bạn sẽ không cảm thấy đau hay ê buốt, đồng thời bảo toàn được gần như toàn bộ các lớp răng. Do đó dán răng sứ hoàn toàn không có hại cho răng.
Trong một vài trường hợp nếu bác sĩ có tay nghề không cao dẫn đến răng bị mài mòn quá nhiều làm lộ lớp ngà nhạy cảm bên trong, khi đó bạn sẽ cảm thấy răng ê buốt hơn
Vì vậy bạn nên chọn một địa chỉ dán răng sứ uy tín, bác sĩ có chuyên môn tốt, thiết bị hiện đại để đảm bảo răng của bạn được bảo toàn nguyên vẹn.
Hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà sau khi dán răng sứ
Việc chăm sóc răng dán sứ sẽ chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: khi mới dán sứ
Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Một vài thứ bạn cần tránh như:
-
Tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn quá cứng gây xê dịch lớp sứ được dán.
-
Tránh ăn các loại hạt hoặc các loại bánh quy, bánh kẹo nhiều tinh bột tránh dính răng.
-
Hạn chế chà sát răng quá mạnh trong quá trình vệ sinh răng.
-
Tránh đồ ăn quá dai khiến răng phải cắn xé quá nhiều.
Giai đoạn 2: chăm sóc hàng ngày sau răng dán sứ ổn định.
-
Sử dụng các loại kem đánh răng nhẹ nhàng, tránh các loại chất mài mòn quá nhiều, gây ảnh hưởng tới răng.
-
Súc miệng hàng ngày với nước muối để đảm bảo sạch khuẩn, tránh nhiễm trùng.
-
Bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, chà sát nhẹ nhàng.
-
Nếu có điều kiện hãy sử dụng máy tăm nước.
-
Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm.
-
Khám răng định kỳ tại phòng khám nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định.
Lời kết
Dán răng sứ hoàn toàn không có hại cho răng nếu được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn tốt. Ngược lại, dán răng sứ giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng sáng và đều đẹp.
Bạn cũng nên tạo một thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng để đảm bảo răng dán sứ có độ bền cao, dài lâu.
Nếu bạn có câu hỏi nào cần hỏi, xin hãy liên hệ với chúng tôi, Shinbi sẵn sàng giải đáp giúp bạn.
Hotline: 1900 0215 Hoặc 0988 001 889
Tác giả: Nha khoa Shinbi