Ưu đãi tháng 12: Nhổ 01 răng khôn bất kỳ miễn phí

Làm cầu răng sứ là gì: Ưu điểm và có tốt không?

Làm cầu răng sứ là gì? Là kỹ thuật phục hình răng đã mất bằng cách dùng các răng bên cạnh để làm trụ nâng đỡ. Răng sau khi được khôi phục đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai đến 99% so với răng thật. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật chỉnh nha này, hãy cùng Nha khoa Shinbi tham khảo chi tiết nội dung sau.

Làm cầu răng sứ là gì?

Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa, răng bị mất được khôi phục bằng cách tạo một “cầu” răng mới. Cầu răng này được cố định bằng các răng cận kề, cement gắn chặt vào cầu răng, giúp răng khôi phục, cố định chắc chắn.

Làm cầu răng sứ là gì?

Vật liệu làm cầu răng sứ có hai loại, bao gồm:

  • Cầu răng toàn sứ: Làm từ 100% vật liệu sứ, có thể chịu được lực ăn nhai gần như răng thật và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Cầu răng sứ kim loại: Phần khung sườn bên trong cầu răng làm từ kim loại (hầu hết là từ Titanium), lớp sứ mỏng được phủ bên ngoài.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn vật liệu cầu răng phù hợp.

Ưu điểm khi làm cầu răng sứ thẩm mỹ

Cầu răng sứ được áp dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm vượt trội về chức năng và thẩm mỹ. Dưới đây là đánh giá chi tiết về ưu nhược điểm của phương pháp phục hình răng này:

Ưu điểm nổi bật của phương pháp làm cầu răng sứ

Các ưu điểm của phương pháp làm cầu răng sứ bao gồm:

  • Khôi phục chức năng ăn nhai: Cầu sứ có thiết kế chắc chắn, độ cứng gần tương đương với răng thật, giúp khôi phục khả năng nhai, nghiền thức ăn. Quá trình ăn uống phục hồi, thức ăn không còn bị vướng vào các khe kẽ tại vị trí răng thật bị hỏng.
  • Khôi phục tính thẩm mỹ của răng: Màu sắc răng sứ tự nhiên, tương tự với màu răng thật. Thậm chí bạn có thể chủ động chọn sắc độ răng sao cho tương đồng nhất với các răng còn lại.
  • Quá trình làm cầu nhanh chóng: Toàn bộ quy trình làm cầu răng sứ chỉ mất 2 – 3 buổi hẹn (khoảng 7 tuần). Nhờ đó, người dùng không phải chờ lâu để khôi phục chiếc răng đã mất.
  • Không cần xâm lấn sâu vào nướu và xương hàm (trừ kỹ thuật làm cầu răng trên trụ Implant): Nếu kỹ thuật cấy Implant bắt buộc phải làm phẫu thuật xâm lấn thì phương pháp bắt cầu răng không cần can thiệp vào xương.
  • Chi phí hợp lý: So với phương pháp cấy ghép Implant thì làm cầu răng sứ có chi phí thấp hơn. Dịch vụ phù hợp với người dùng có nhu cầu phục hình răng mà không muốn đầu tư chi phí lớn.

Nhược điểm phương pháp làm cầu răng sứ

Ngoài những ưu điểm ở trên, kỹ thuật làm cầu răng sứ vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, bao gồm:

  • Cần phải mài các răng liền kề để làm trụ răng.
  • Cầu răng chỉ nằm trên bề mặt nướu nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn có thể xảy ra nếu tủy răng đã mất, lâu dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Tuổi thọ cầu răng chỉ từ 5 – 10 năm, ngắn hơn rất nhiều so với cấy Implant.
  • Khó chăm sóc hơn do vi khuẩn có thể tích tụ quanh cầu răng.

Làm cầu răng sứ có tốt không?

Kỹ thuật làm cầu răng sứ là một trong những lựa chọn phục hình răng đã mất rất hiệu quả. Răng sau khi phục hình vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ. Xương hàm không cần xâm lấn nên không gây đau đớn, thay vào đó chỉ cần mài 1 – 2 răng lân cận để làm điểm bám cho răng sứ.

Để răng có tuổi thọ dài lâu, quá trình ăn uống không bị ảnh hưởng, người dùng cần vệ sinh răng thường xuyên. Khi ăn nhai, hạn chế tối đa dùng lực cắn mạnh vào vùng răng sứ. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm một giải pháp phục hình răng có tính lâu dài, ngăn ngừa tiêu xương hàm thì cấy ghép Implant sẽ là phương án phù hợp, đáng cân nhắc hơn.

Các kỹ thuật làm cầu răng sứ phổ biến

Phương pháp phục hình cầu răng sứ được chia làm nhiều loại, bao gồm cầu răng truyền thống, cầu sứ trên trụ Implant, cầu sứ cánh dán và cầu sứ đèo. Cụ thể:

Cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ truyền thống là loại cầu răng phổ biến nhất, sử dụng hai răng thật bên cạnh răng đã mất để làm trụ đỡ. Cấu trúc bao gồm mão răng sứ để gắn lên răng thật hai bên và một (hoặc nhiều) răng giả ở giữa.

Cầu răng sứ truyền thống

Chi phí phương pháp làm cầu răng sứ truyền thống khá rẻ, dễ thực hiện. Chất lượng răng sau khi phục hình tùy thuộc vật liệu sứ như Emax hoặc Zirconia.

Cầu răng sứ trên trụ Implant

Phương pháp cầu răng sứ trên trụ Implant dùng trụ Implant cắm và xương hàm để làm trụ đỡ cho cầu răng. Kỹ thuật này chủ yếu áp dụng khi số lượng chân răng bị mất từ 3 chiếc trở lên và các răng bên cạnh không đủ cứng cáp để làm trụ.

Cầu răng sứ trên trụ Implant

Đối với phương pháp cầu răng sứ từ trụ Implant, người thực hiện không cần can thiệp vào răng thật. Tuy nhiên, chi phí có thể cao hơn do phải thực hiện phẫu thuật cấy Implant.

Cầu răng sứ cánh dán

Cầu răng sứ cánh dán (cầu răng dán) được cố định bằng cách dán răng sứ vào mặt trong của răng bên cạnh. Phần cánh dán có thể làm bằng sứ hoặc kim loại để cố định răng. Cấu trúc cầu răng sứ cánh dán gồm một hoặc nhiều răng giả gắn vào mặt sau răng thật.

Cầu răng sứ cánh dán

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là ít xâm lấn, không cần mài răng nhiều, không phải phẫu thuật cấy Implant, chi phí thấp. Tuy nhiên, khả năng chịu lực nhai của răng rất thấp, dễ bong tróc sau thời gian sử dụng.

Cầu răng sứ đèo

Cầu răng sứ đèo là loại cầu răng có một bên gắn vào răng thật bên cạnh. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp mất một răng và vị trí không chịu nhiều lực cắn.

Cầu răng sứ đèo

Bác sĩ điều trị phải tính toán kỹ lưỡng để phân bổ đều lực cắn. Ngoài ra, người thực hiện cũng không cần mài nhiều răng hay phẫu thuật.

Trên đây là thông tin chi tiết, giải đáp về làm cầu răng sứ là gì. Việc hiểu rõ về phương pháp làm cầu răng sứ sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn kỹ thuật phục hình răng phù hợp. Nếu cần được tư vấn về các dịch vụ chỉnh nha, phục hình răng, vui lòng liên hệ hotline 0962.578.737 từ Nha khoa Shinbi để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ chi tiết.

bs

    Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

    Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

    x