cao-2

Khi nào nên lấy cao răng và những thông tin bạn cần biết

Cao răng hình thành như thế nào?

 

Cao răng hay còn gọi là vôi răng, được chia thành 2 loại gồm cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu trắng đục như vôi pha với màu vàng nhạt, sau một thời gian thì các mảng bám này sẽ gây ra biến chứng viêm lợi, viêm chân răng khiến mô lợi bị chảy máu, máu này sau khi ngấm vào cao răng sẽ chuyển sang màu đỏ gọi cao răng huyết thanh.

 

Cao răng hình thành như sau: Sau khi ăn uống khoảng 15 phút thì sẽ có một lớp màng xuất hiện trên bề mặt răng, lớp màng này giúp vi khuẩn bám trên răng, qua thời gian do vi khuẩn tích tụ nhiều và chuyển thành các mảng bám trên răng, giai đoạn này nếu không đánh răng và dùng chỉ nha khoa kỹ càng sẽ dẫn đến mảng bám vẫn còn và bị vôi hóa bởi muối vô cơ có trong nước bọt, và cuối cùng là hình thành cao răng.

Những lý do bạn nên lấy cao răng định kỳ

 

Cao răng không thể được làm sạch bởi bàn chải mà chỉ có thể được làm sạch tại các cơ sở nha khoa bằng các thiết bị chuyên dụng.

Cao răng thường tập trung ở lợi và thân răng gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng, có thể kể đến như:

  • Khiến hơi thở và nước bọt có mùi hôi.

  • Khi mảng bám tích tụ dày và lâu ngày chúng sẽ phá hủy men răng, khi lớp men này mất sẽ gây hở lớp ngà bên trong, đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh.

  • Là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây ra bệnh sâu răng. Các lớp cao răng này cũng là lớp bảo vệ ngăn axit trong miệng tiêu diệt vi khuẩn, giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

  • Cao răng là tác nhân gây ra các bệnh ở miệng và họng như: Viêm amidan, viêm niêm mạc miệng.

  • Chảy máu chân răng hoặc tụt lợi.

  • Khi tình trạng vôi răng quá nặng có thể biến chứng gây sâu răng nặng, viêm chân răng, cuối cùng nếu không được điều trị thì có thể bị viêm tủy và mất răng của bạn.

Do vậy việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần là rất quan trọng.

 

Có nên lấy cao răng liên tục không?

 

Tuy rằng việc lấy cao răng có thể giúp làm sạch khoang miệng của bạn, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng điều này.

 

Theo bác sĩ tại nha khoa Shinbi thì tần suất lấy cao răng là từ 3 – 6 tháng/ 1 lần. Ngoài ra, tùy theo từng tình trạng và tốc độ hình thành cao răng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thời gian lấy cao răng cụ thể:

 

  • Người có men răng tốt, sức khỏe răng miệng đảm bảo nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/ 1 lần.

  • Người có men răng sần sùi, hay sử dụng các loại đồ uống có nhiều đường hoặc hút thuốc lá thì nên lấy cao răng 4 tháng/ 1 lần.

 

Những ai không nên lấy cao răng?

 

Mặc dù lấy cao răng là tốt, đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định nhưng vẫn có các trường hợp mà bác sĩ khuyên không nên lấy cao răng. Cụ thể:

 

  • Đang bị viêm nướu hoặc viêm nha chu.

  • Không thể há miệng được hoặc bị đau nhiều nếu há miệng.

  • Có thói quen thở miệng, hoặc không thể thở bằng mũi do bị bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên.

  • Bị viêm tủy răng cấp tính không thể chịu được tác động của máy rung.

  • Bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc máu khó đông.

  • Mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt hoặc bệnh sốt xuất huyết cũng không thể lấy cao răng được.

  • Bạn đang có bệnh lý thần kinh cơ nhưng không có khả năng kiểm soát hoặc không thể tự chủ được như: co giật cơ, động kinh.

 

Lấy cao răng có đau không?

 

Việc lấy cao răng có đau không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu răng của bạn khỏe mạnh, men răng tốt thì việc lấy cao răng chỉ hơi ê buốt hoặc tình trạng đau không đáng kể. Cụ thể:

 

Răng bị viêm nha chu, viêm lợi

 

Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với bình thường.

 

Phụ thuộc vào mức độ vôi hóa trên răng

 

Lấy cao răng ở phần thân răng sẽ đỡ ê buốt hơn so với lấy cao răng ở bên dưới lợi. Thời gian lấy cao răng dưới lợi cũng lâu hơn so với khi lấy cao răng trên thân răng. Thời gian ê buốt khi lấy cao răng ở bên dưới lợi có thể kéo dài vài ngày

 

Phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ và máy móc – thiết bị hỗ trợ

 

Kỹ thuật và hệ thống trang thiết bị lấy cao răng cũng tác động đến việc người bệnh có ê buốt răng hay không.

Phương pháp lấy cao răng bằng máy rung truyền thống sẽ khiến bạn bị ê buốt nhiều hơn. Còn nếu sử dụng máy siêu âm hiện đại ngày nay sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đau và ê buốt.

 

Nói chung, việc lấy cao răng là phương pháp vệ sinh răng miệng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng đến các mô mềm. Chính vì vậy, phương pháp này không gây đau đớn hay tổn thương men răng của bạn.

 

Lời kết

 

Lấy cao răng định kỳ là rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, tránh nguy cơ viêm lợi, sâu răng và giảm các tình trạng hôi miệng, loại bỏ màu răng vàng mất thẩm mỹ.

Nếu bạn đang có nhu cầu lấy cao răng hoặc cần tư vấn thêm về các dịch vụ của chúng tôi, xin hãy liên hệ theo thông tin dưới đây.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 1900 0215 Hoặc 0988 001 889

Fanpage Facebook: facebook.com/Shinbi.Dental.Offical

Tác giả: Nha khoa Shinbi

Comments are closed.