Tư vấn trồng răng Implant – Những câu hỏi thường gặp

Trong quá trình tư vấn trồng răng Implant, bác sĩ sẽ giải thích điều kiện trồng răng, cấu tạo Implant, quy trình trồng răng Implant chuẩn theo quy định và lưu ý sau trồng răng.

Những câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn trồng răng Implant

Điều kiện để trồng răng Implant là gì?

Muốn trồng răng Implant trước hết là phải tạo được chân răng nhân tạo chắc chắn để gắn mão sứ.

tư vấn điều kiện để trồng răng implant

Trong quá trình tư vấn trồng răng Implant, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện răng của bạn để quyết định có làm Implant hay không. Cụ thể những điều kiện đó là:

Xương hàm đã phát triển đầy đủ

Đủ xương hàm để giữ được trụ Implant hoặc đủ điều kiện để ghép xương.

Mô cơ miệng khỏe

  • Sức khỏe tốt, không ảnh hưởng tới quá trình phục hồi xương.
  • Có thể theo hết toàn bộ liệu trình điều trị, thường kéo dài 3-6 tháng tùy cơ địa từng người.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc trong quá trình trồng răng.

Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

Dao động từ 17.000.000-34.000.000 VNĐ/răng, giá cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng, xuất sứ trụ và cơ sở nha khoa thực hiện.

Giá trồng răng implant này đã gồm chi phí trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.

Quy trình trồng răng implant có những bước nào?

Thời gian trồng răng Implant thường kéo dài từ 3-6 tháng vì phải chờ xương mọc và phục hồi. Quy trình cụ thể sẽ gồm những bước:

Bước 1: Ghép xương (nếu cần)

Những trường hợp cần ghép xương trước khi trồng Implant thường có xương hàm quá mềm hoặc không đủ dày. Là bởi trong quá trình nhai thức ăn, áp lực sẽ tác động nhiều lên xương hàm, nếu phần xương này không đủ dày để giữ chắc được Implant thì quá trình cấy răng sẽ thất bại.

Các loại vật liệu được dùng để ghép xương hàm có thể là xương tự thân của cơ thể hoặc xương tổng hợp nhân tạo. Việc dùng loại vật liệu nào sẽ do bác sĩ chỉ định.

Xương hàm được cấy ghép có thể mất tới vài tháng phát triển đủ để có thể hỗ trợ Implant. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ghép xương nhỏ có thể được tích hợp làm cùng lúc với cắm trụ Implant.

Bước 2: Phẫu thuật đặt trụ Implant

Bác sĩ tạo một đường cắt trên lợi để lộ phần xương bên dưới. Tiếp đó, phần xương này sẽ được khoan lỗ ngay vị trí đặt trụ Implant. Trụ Implant sẽ có chức năng như chân răng nên sẽ được đặt sâu vào trong xương.

Sau khi cắm trụ, nơi mất răng sẽ có khoảng trống nên bác sĩ sẽ gắn tạm răng giả để giúp việc ăn uống của bạn thuận lợi hơn. Đối với loại răng này, bạn hoàn toàn có thể tháo lắp để vệ sinh hoặc lúc đi ngủ.

Bước 3: Đợi xương phát triển

Việc tiếp theo sau khi đặt trụ Implant vào xương hàm là chờ răng hàm phát triển và kết nối với bề mặt của trụ Implant. Thời gian thường kéo dài vài tháng để tạo được trụ vững chắc cho răng giả giống như răng thật.

Bước 4: Đặt khớp nối abutment

Khi quá trình xương phát triển hoàn tất, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt khớp nối, là vị trí gắn mão răng sau này. Đây chỉ là một phẫu thuật nhỏ nên sẽ thực hiện gây tê cục bộ và tiến hành các thao tác sau:

  • Cắt lại phần lợi để lộ trụ Implant.
  • Gắn khớp nối vào trụ Implant.
  • Ghép lại các mô lợi xung quanh nhưng đảm bảo không được che phủ khớp nối.

Một số trường hợp có thể bỏ qua bước này nếu khớp nối đã được gắn sẵn với trụ Implant khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép.

Khớp nối chỉ nhô nhẹ qua lợi nên bạn sẽ chỉ thấy khi mở miệng, sẽ có khoảng trống cho tới khi lắp xong răng giả. Sau khi đặt khớp nối xong, mô lợi cần hai tuần để phục hồi trước khi đặt răng giả.

Bước 5: Chọn răng giả

Khi nướu đã phục hồi, bác sĩ sẽ lấy dấu miệng và phần răng còn lại để tạo mão răng nhân tạo. Bác sĩ sẽ tư vấn bạn chọn loại răng giả có thể tháo lắp, gắn cố định hoặc kết hợp cả hai. Mỗi loại sẽ có đặc điểm như sau:

Loại tháo lắp

Đây là dạng răng giả có thể tháo rời, tương tự như răng giả truyền thống, có thể là bộ phận giả một phần hoặc toàn hàm. Cấu trúc bao gồm các răng giả màu trắng được gắn vào phần nền màu hồng mô phỏng nướu, tất cả đều được cố định trên một khung kim loại. Khung này kết nối chắc chắn với khớp nối của trụ Implant nhưng có thể dễ dàng tháo ra để sửa chữa hoặc vệ sinh hàng ngày.

Loại cố định

Trong trường hợp này, răng nhân tạo được gắn cố định hoặc dán lên khớp nối của trụ Implant. Bạn không thể tháo rời răng để vệ sinh hoặc khi ngủ. Thông thường, mỗi mão răng được gắn trực tiếp vào một trụ Implant riêng lẻ. Tuy nhiên, vì trụ Implant có độ bền cao, một trụ Implant có thể hỗ trợ nhiều răng nếu các răng này được liên kết với nhau dưới dạng cầu răng.

Bước 6: Sau khi điều trị

Sau khi trồng răng Implant, bạn có thể cảm thấy sưng nướu và mặt, bầm da và nướu, đau chỗ trồng răng và chảy máu nhẹ. Tình trạng này hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Để giảm viêm, sưng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sau phẫu thuật, bạn cần uống đúng liều và thời gian như hướng dẫn.

Về vấn đề ăn uống, bạn nên ăn đồ mềm trong thời gian phục hồi răng, tránh đồ ăn cứng, cay nóng hoặc quá lạnh. Quan trọng nhất là cần đi khám định kỳ theo lịch để bác sĩ kiểm tra tình trạng Implant sau khi được cấy vào răng.

Tác dụng phụ của trồng răng Implant là gì?

Mặc dù trồng răng Implant là một phương pháp nha khoa tiên tiến và an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ và rủi ro. Dưới đây là một số tác dụng phụ tiềm ẩn của việc trồng răng Implant:

Đau nhức

Sau khi cấy ghép Implant, cảm giác đau nhức ở vùng cấy ghép là bình thường và thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và mức độ can thiệp của từng người.

Sưng tấy

Sưng thường kéo dài trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.

Nhiễm trùng

Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng hoặc do một số yếu tố khác, khu vực cấy ghép có thể bị nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến sưng, đỏ và đau nhức. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình tích hợp của Implant với xương hàm.

Tổn thương dây thần kinh: Nếu trụ Implant được cấy gần dây thần kinh, có thể xảy ra tình trạng tổn thương gây tê, đau hoặc cảm giác châm chích ở môi, má, cằm hoặc lưỡi.

Đào thải Implant

Dù tỷ lệ này rất thấp, vẫn có trường hợp cơ thể không chấp nhận Implant, dẫn đến tình trạng trụ Implant không tích hợp được với xương hàm và phải loại bỏ.

Dị ứng

Mặc dù Titanium – chất liệu phổ biến để làm Implant – rất hiếm khi gây dị ứng, vẫn có một số ít người có thể bị phản ứng dị ứng với vật liệu này.

Tiêu xương

Nếu trụ Implant không tích hợp đúng cách hoặc có lực nhai không đồng đều, có thể dẫn đến tiêu xương quanh trụ Implant, gây mất ổn định cho Implant.

Có khá nhiều tác dụng phụ nếu bạn thực hiện tiểu phẫu cấy ghép răng implant ở nơi không uy tín. Chính bởi vậy, hãy chọn

Shinbi Dental – Địa chỉ trồng răng Implant uy tín

Một trong những cách giảm tác dụng phụ không mong muốn của trồng răng Implant là chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Một trong những phòng khám răng hàm mặt đạt chuẩn và đã được Bộ Y tế cấp phép đó là Shinbi Dental. Cơ sở này hiện có:

Đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm

Trưởng khoa của Implant là bác sĩ Đào Ngọc Hổ, ông đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Bên cạnh bác sĩ Hổ là các bác sĩ và y tá trẻ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Đây sẽ là đội ngũ hỗ trợ khách hàng từ thăm khám, trồng răng tới dịch vụ hậu phẫu sau cắm răng Implant.

Trang thiết bị trồng răng hiện đại

Hệ thống trang thiết bị tại Shinbi Dental được chú trọng đầu tư giúp tối ưu thời gian khám chữa bệnh. Mỗi chiếc máy đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định.

Thiết bị y tế tại phòng khám được khử trùng định kỳ, đảm bảo không làm lây nhiễm vi khuẩn và virus có hại cho khách hàng và nhân viên y tế. Hệ thống phòng khám rộng rãi, riêng tư đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng khi tới điều trị nha khoa.

Kết luận

Trên đây là phần tổng hợp tư vấn trồng răng Implant của Shinbi Dental. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ cải thiện thẩm mỹ, còn giúp khôi phục chức năng của răng miệng. Sau cấy ghép, răng cần một vài tháng để phục hồi nên bạn cần chú trọng việc vệ sinh, ăn uống và khám định kỳ để đảm bảo hiệu quả cấy ghép tốt nhất.

x