Có nên bọc răng sứ cho trẻ em là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra khi con trẻ gặp vấn đề về răng miệng. Trẻ em rất dễ bị sâu răng vì thói quen thích ăn đồ ngọt và nhiều bé cũng chưa chủ động trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Vậy trường hợp nào trẻ cần bọc răng sứ? Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp với Nha khoa Shinbi.
Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
Không nên bọc răng sứ cho trẻ vì phương pháp phục hình răng này sẽ gây ra những tác hại như sau:
1. Bọc sứ cản trở quá trình mọc răng của trẻ
Khi mài răng bọc sứ, răng sẽ không thể phát triển được nữa. Răng sứ rất bền và cứng, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên nó sẽ gây chèn ép và ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng lân cận.
Bọc sứ cản trở quá trình mọc răng của trẻ
2. Mão răng sứ dễ bị cộm, chật do sự phát triển răng xương của trẻ
Khi còn nhỏ, răng và xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, khi bọc mão răng sứ, sau vài năm, mão sứ trở nên cộm và chật chội gây khó chịu, đau nhức. Thậm chí nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Kéo theo đó là việc tốn kém thời gian, chi phí để điều chỉnh hoặc thay thế mão sứ sau này cho bé.
3. Mài răng bọc sứ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tâm lý trẻ em rất nhạy cảm và dễ sợ hãi khi tiếp xúc bác sĩ, các thủ thuật y tế… Chính vì vậy, mài răng để bọc răng sứ khiến trẻ lo lắng và sợ hãi. Từ đó để lại ám ảnh và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ trong tương lai.
Tóm lại, không nên bọc răng sứ cho bé, đặc biệt là răng sữa. Thay vì bọc răng sứ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tìm ra phương pháp phục hình răng một cách hiệu quả và an toàn hơn.
Không nên bọc răng sứ cho bé, đặc biệt là răng sữa
Độ tuổi thích hợp bọc răng sứ cho trẻ em
Theo bác sĩ nha khoa, người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mới nên bọc răng sứ. Vì khi này, răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và cấu trúc xương hàm đã phát triển hoàn thiện. Khi răng đã ổn định, bọc sứ mới đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ sai lệch và biến chứng sau này.
Ngoài ra, khi đủ 18 tuổi, trẻ cũng có tâm lý vững vàng hơn khi thực hiện những thủ thuật y khoa. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp bọc răng sứ sớm hơn một vài năm nếu trẻ đáp ứng được đủ điều kiện sức khỏe.
Trường hợp cần phục hình răng sứ cho trẻ em
Bọc răng sứ cho trẻ em không được khuyến khích trong hầu hết các trường hợp, nhưng vẫn có một số ca đặc biệt được bác sĩ tư vấn, chỉ định thực hiện thủ thuật này như:
- Răng vĩnh viễn của trẻ đã được điều trị tủy, bị giòn và rất dễ gãy vỡ.
- Răng vĩnh viễn của trẻ bị sâu nghiêm trọng, đã vỡ thân răng và không thể trám phục hình răng.
- Răng vĩnh viễn bị mòn chân hoặc men răng nghiêm trọng, ảnh hưởng chức năng ăn nhai của răng.
Răng vĩnh viễn của trẻ đã được điều trị tủy có thể bọc sứ
Chọn loại răng sứ nào để bọc cho bé?
Có hai loại răng sứ là răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ. Răng sứ kim loại có khung bên trong bằng kim loại, còn răng toàn sứ được làm hoàn toàn từ sứ, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn. Cha mẹ có thể tùy ý lựa chọn cho con, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình.
Tuy nhiên, ở trường hợp đặc biệt như bọc sứ răng cửa, bác sĩ sẽ tư vấn sử răng toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và học tập ở trường.
Làm sao để hạn chế phải bọc răng sứ cho trẻ em?
Để hạn chế việc phải bọc răng sứ cho trẻ, tức là phải giúp con có hàm răng khỏe răng miệng, hạn chế gặp các vấn đề răng miệng bằng những cách sau:
- Dạy con đánh răng đúng cách với kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng, thao tác ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm.
- Cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi và kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng, ngăn chặn các bệnh lý răng trước khi trở nên nghiêm trọng.
- Hướng dẫn trẻ chải răng theo chiều dọc nhằm giảm nguy cơ mòn chân răng và bảo vệ men răng.
- Làm sạch mảng bám và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả bằng cách sử dụng thêm bàn chải điện, máy tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa,…
Hướng dẫn trẻ chải răng, vệ sinh răng miệng đúng cách
Những lưu ý quan trọng khi bọc răng sứ cho trẻ
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh nên xem xét khi quyết định bọc răng sứ cho con:
- Trẻ em có hệ răng và xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, do đó việc bọc răng sứ cần được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao và chuyên môn về nha khoa.
- Hiện nay, có 3 loại răng sứ sau: răng sứ kim loại, răng toàn sứ và dán sứ Veneer. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa nhu cầu thẩm mỹ và ngân sách gia đình.
- Trẻ bọc răng sứ cần tuân thủ chỉ định trong quá trình điều trị để đảm bảo an toàn khi bọc sứ/Cũng như hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn như viêm nhiễm, sai lệch khớp cắn hay các vấn đề về thẩm mỹ.
- Quá trình bọc sứ cơ bản gồm những bước sau mà phụ huynh nên lưu ý: bác sĩ thăm khám, mài răng, lấy dấu răng, gắn mão sứ, kiểm tra sau khi bọc sứ.
Những lưu ý quan trọng khi bọc răng sứ cho trẻ
Kinh nghiệm chăm sóc răng cho trẻ sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bao gồm:
- Ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng cho bé, ưu tiên đồ ăn mềm, tránh những thứ quá cứng hoặc dai, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc và hạn chế uống nước có ga, nước uống có màu.
- Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, với kem đánh răng chứa flour.
- Thay mới bàn chải sau 3 – 4 tháng sử dụng.
- Dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hay máy tăm nước để vệ sinh răng miệng.
- Tái khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời những vấn đề, bệnh lý răng miệng.
Kết luận
Tóm lại, bọc răng sứ cho trẻ em là thủ thuật phục hình răng được chỉ định trong những trường hợp cần thiết như răng bị sâu nặng, đã điều trị tủy hoặc răng bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi bằng phương pháp khác. Khi phát hiện con gặp vấn đề trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín như Shinbi Dental để được để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.