Bọc răng sứ có bị tụt lợi không là vấn đề được nhiều quan tâm khi sử dụng dịch vụ phục hình răng. Tụt lợi sau khi bọc sứ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây của Shinbi Dental sẽ giải đáp nguyên nhân, tác hại khi răng sứ bị tụt lợi và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.
Bọc răng sứ có bị tụt lợi không?
Bọc răng sứ xong hoàn toàn không bị tụt lợi (nướu). Tuy nhiên, nếu bạn bọc sứ tại địa chỉ kém chất lượng, quy trình thực hiện sai kỹ thuật hay chăm sóc răng không đúng cách thì có thể gặp phải tình trạng này.
Bọc răng sứ không gây tụt lợi
Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi
Bọc răng sứ có bị tụt lợi không? Nếu răng sứ của bạn bị tụt lợi thì thường đến từ 5 nguyên nhân chính sau:
1. Bọc răng sứ không đúng kỹ thuật
Bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy dấu răng không chuẩn, bọc sứ sai quy trình sẽ dẫn tới tình trạng tụt nướu sau khi bọc sứ. Sai sót đó làm cho răng sứ được tạo ra không khít sát với cùi răng, từ đó chân răng bị hở ra.
Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ yếu chuyên môn sẽ mài cùi răng quá mức hoặc lắp mão răng sứ không khít sát sẽ gây hở viền nướu. Sau một thời gian sử dụng, thức ăn bị giắt tại vị trí khe hở, khó làm sạch. Từ đó dẫn đến tích tụ vi khuẩn, gây ra tình trạng hôi miệng, viêm nướu hoặc tụt nướu răng.
2. Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ
Những bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi nếu không được phát hiện và xử lý trước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm hại nướu và mô quanh răng. Hậu quả là nướu không thể bám chắc vào răng sứ, gây ra hiện tượng tụt lợi lợ sau khi bọc sứ, gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, cần điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng trước khi bọc răng sứ.
Kiểm tra răng miệng trước khi bọc sứ
3. Chất liệu răng sứ kém chất lượng
Vì phần răng sứ kém chất lượng thường không ôm sát vào lợi, tạo ra các khe hở giữa mão sứ và nướu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ, gây viêm nhiễm. Thêm vào đó, vật liệu răng sứ “dỏm” dễ làm cho phần lợi bị kích ứng, dẫn đến tụt lợi theo thời gian. Ngoài ra, mão sứ không đạt tiêu chuẩn thường ảnh hưởng đến khớp cắn, gây ra áp lực không đều lên răng và lợi, làm tăng nguy cơ tụt lợi.
4. Thiết bị, máy móc hỗ trợ bọc sứ không đảm bảo
Sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc trong quá trình bọc răng sứ là không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu hệ thống công nghệ quá cũ, lạc hậu rất dễ dẫn đến sai sót trong chẩn đoán và điều trị. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng mão răng sứ, gây ra các biến chứng sau khi bọc răng sứ.
5. Chăm sóc răng miệng sai cách
Trong một số trường hợp, bạn sử dụng bàn chải cứng, chải răng theo chiều ngang hoặc đánh với lực mạnh gây ảnh hưởng đến răng sứ. Khi đó, không chỉ lợi bị tổn thương, tụt nướu mà còn làm răng sứ bị hở ra.
Chăm sóc răng miệng sai cách gây tụt nướu
Tụt lợi sau khi bọc răng sứ gây ra những tác hại gì?
Tụt nướu sau khi bọc răng sứ làm bạn khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày:
- Thức ăn bị dắt tại chân răng, hình thành ổ vi khuẩn, dẫn đến hôi miệng, viêm tủy, viêm nha chu.
- Nướu bị tụt làm cùi răng lộ ra ngoài, dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
- Cổ chân răng bị hở, làm mòn lớp men răng, gây ê buốt, đau nhức.
- Mô lợi và cấu trúc xương quanh răng bị ảnh hưởng, làm răng yếu, dễ bị lung lay, gãy rụng.
- Ăn nhai khó khăn, bị ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
Cách khắc phục hiệu quả khi bọc răng sứ bị tụt lợi
Để khắc phục tình trạng tụt nướu sau khi bọc răng sứ, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp:
- Nếu nguyên nhân là kỹ thuật bọc răng sứ có vấn đề như mão răng không vừa vặn hoặc đặt sai vị trí thì bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ cũ. Sau đó thực hiện lại toàn bộ quá trình bọc sứ từ việc mài răng, lấy dấu và gắn mão sứ mới.
- Nếu nguyên nhân là do bạn đang gặp các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, thì cần phảm điều trị dứt điểm ngay để không ảnh hưởng đến răng sứ.
- Nếu bọc sứ bị tụt lợi do răng sứ kém chất lượng thì bạn cần thay mới ngay, lưu ý lựa chọn loại răng sứ phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
- Nếu tụt lợi do chăm sóc răng sai cách, bạn cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng hàng ngày như: đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàn dùng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng.
Đến gặp bác sĩ ngay để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi
Cách phòng ngừa tình trạng tụt lợi
Để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi sau khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Trước khi bóc sứ, người bệnh cần đến nha khoa kiểm tra và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng (nếu có).
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn loại sứ tốt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chải răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng sau khi ăn để ngăn ngừa mảng bám, tránh viêm nướu và tụt lợi.
Quan trọng nhất là người dùng cần lựa chọn một cơ sở nha khoa chất lượng như Shinbi Dental sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Shinbi Dental là một trong những địa chỉ được Bộ Y tế cấp phép, hoạt động với đội ngũ bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm. Tại đây, các trang thiết bị và máy móc đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Từ đó đảm bảo quy trình bọc răng sứ diễn ra an toàn và mang lại sự thoải mái tối đa cho khách hàng.
Kết luận
Qua bài viết này, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi bọc răng sứ có bị tụt lợi không. Tụt lợi sau khi bọc răng sứ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ và chăm sóc răng miệng đúng cách để giúp răng sứ của bạn luôn bền đẹp.