Cảm giác sau khi bọc răng sứ của mỗi người là khác nhau. Có người sẽ cảm thấy khó chịu, người cảm thấy cộm khoang miệng khiến việc ăn uống không được tự nhiên. Thậm chí, có người sẽ cảm thấy đau sau khi làm răng sứ. Nếu bạn cũng đang lo lắng về tình trạng này, hãy cùng Shinbi Dental tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về những dấu hiệu sau khi bọc răng sứ.
7 cảm giác sau khi bọc răng sứ thường gặp
Cảm giác bình thường
Nếu bạn gặp phải một trong ba cảm giác sau khi bọc răng sứ thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường.
1. Viền nướu (lợi) đổi màu
Viền nướu thay đổi màu sắc có thể do nguyên nhân như nướu nhạy cảm, phản ứng với kim loại (thường gặp ở những người sử dụng răng sứ kim loại) hoặc do kỹ thuật bọc sứ không đúng kỹ thuật.
Hiện tượng này thường chỉ kéo dài thời gian khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, nướu sẽ trở lại màu sắc bình thường nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nướu đen kéo dài kèm đau nhức, sưng tấy hoặc chảy máu thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
2. Bị ê buốt, đau nhức nhẹ tại vị trí gắn răng sứ
Với phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ mài bớt một phần men răng tự nhiên để lắp mão sứ lên trên. Khi này, răng thật bị tiêu hao nhiều, làm lộ ngà răng, dẫn đến ê buốt khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh. Nếu tình trạng đau buốt trở kéo dài ngay cả khi không ăn uống thì bạn nên đến phòng khám để kiểm tra và xử lý kịp thời.
3. Ngứa nhẹ ở nướu
Việc mài cùi răng gây xâm lấn đến răng thật và dẫn đến cảm giác ngứa nhẹ ở nướu. Cảm giác này thường sẽ biến mất sau khoảng một tuần nếu bạn chăm sóc răng đúng cách. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Cảm giác bất thường
Sau khi bọc răng sứ, bạn cảm thấy cộm, cấn, răng rơi ra, nướu bị đỏ, răng nhạy cảm,… thì cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường.
4. Ăn nhai có cảm giác răng bị cộm, cấn, rơi ra
Nếu quá trình bọc răng sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc bạn không chăm sóc răng cẩn thận, mão sứ có thể bị lệch, rơi ra và gây cảm giác cộm. Khi mão sứ không khớp sát với răng, các khoảng trống sẽ hình thành. Điều này vô tình là tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
5. Nướu bị đỏ, thậm chí có mủ
Biến chứng sau khi bọc răng sứ có thể là nướu bị sưng, đỏ và đau âm ỉ. Nguyên nhân do quy trình bọc sứ không đảm bảo, vệ sinh răng miệng chưa kỹ.
Nếu răng sứ không được chế tác phù hợp với khuôn miệng, có thể gây ra hở, cộm và cấn. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tụt nướu, răng lung lay, hình thành ổ mủ, gây mùi hôi miệng khó chịu.
6. Răng bị nhạy cảm
Răng bị nhạy cảm sau khi bọc răng sứ có thể do răng thật bị mài quá mức. Nếu mài mòn nhiều có thể ảnh hưởng tới tủy răng và gây ra nhiễm trùng. Một nguyên nhân khác được ghi nhận là bác sĩ lấy dấu răng không chuẩn xác khiến kích thước mão sứ không vừa khít với cùi răng. Điều này khiến cùi răng bị hở và trở nên nhạy cảm hơn.
7. Hơi thở có mùi hôi bất thường
Hôi miệng xuất phát từ việc mão răng sứ không khít với trụ răng, tạo khe hở cho thức ăn mắc kẹt tại đây. Việc tích tụ thức ăn lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh và gây ra hôi miệng.
Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng khi làm răng sứ?
Nếu cảm giác sau khi bọc răng sứ chỉ là đau hoặc ê buốt nhẹ thì đây là dấu hiệu bình thường. Còn nếu tình trạng đau kéo dài kèm với chảy máu thì bạn cần tới ngay địa chỉ làm răng để xử lý. Để làm giảm biến chứng do làm răng sứ gây ra thì bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín
Nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm làm nghề. Vì thế, khi làm răng sứ tại đây sẽ hạn chế được rủi ro. Bạn cũng sẽ nhận được phiếu bảo hành từ cơ sở bọc răng sứ. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn chỉ cần tới ngay cơ sở gần nhất để xử lý.
Hiện tại, Shinbi Dental là một trong những địa chỉ làm răng sứ uy tín ở miền Bắc. Thương hiệu này hiện có ba cơ sở ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phòng. Mỗi cơ sở đều có đội ngũ bác sĩ giỏi, có giấy phép hành nghề theo đúng quy định nên bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ.
Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ
Bạn nên tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng răng sứ. Trong mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng. Điều này giúp duy trì độ trắng sáng, khỏe mạnh cho răng và ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Để răng sứ luôn bền đẹp, bạn cần chăm sóc răng kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, giữ thói quen đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Bạn nên kết hợp sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám trên răng, ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm nha chu hoặc hôi miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Để ngăn chặn biến chứng khi làm răng sứ cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế thực phẩm quá cứng, dai hoặc có tính axit cao vì chúng gây tổn hại cho răng sứ.
Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai và bổ sung đủ dưỡng chất để bảo vệ nướu và răng thật. Tránh uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh để giảm cảm giác ê buốt và kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
Kết luận
Cảm giác sau khi bọc răng sứ có thể là bình thường với trường hợp đau nhức, ê buốt. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi kiểm tra lại để phòng những biến chứng không mong muốn. Để hạn chế rủi ro sau khi bọc răng sứ, bạn cần tìm địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín.